Hội nghị trực tuyến triển khai công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi

Đăng lúc: 21/09/2018 (GMT+7)
100%

Sáng ngày 14/9, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng chính phủ Trịnh Đình Dũng chủ trì hội nghị trực tuyến triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh động vật vụ Thu Đông và ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam.

Đồng chí Phạm Văn Ca, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh dự hội nghị tại điểm cầu Thái Bình.

Dự hội nghị tại điểm cầu Thái Bình có đồng chí Phạm Văn Ca, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; lãnh đạo UBND các huyện, thành phố.

Theo thông tin của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE), từ cuối năm 2017 đến ngày 10/9/2018, đã có 17 quốc gia và vùng lãnh thổ báo cáo bệnh dịch tả lợn châu Phi (bệnh không lây nhiễm và gây bệnh ở người), với tổng số lợn buộc phải tiêu hủy là trên 500.000 con. Nguy cơ bệnh dịch tả lợn châu Phi từ nước ngoài xâm nhiễm vào nước ta thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc, nhất là tại các tỉnh biên giới phíaBắc và các tỉnh, thành phố khác có chăn nuôi lợn với số lượng lớn là rất cao.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các địa phương cần tập trung chỉ đạo để ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi vào Việt Nam. Trong đó, thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi, đặc biệt tích cực vệ sinh, sát trùng, tiêu độc tại các cơ sở, vùng chăn nuôi lợn, các phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi và vệ sinh cá nhân những người tham gia chăn nuôi. Tăng cường theo dõi, giám sát lâm sàng đối với các đàn lợn, kịp thời phát hiện, cách ly và lấy mẫu xét nghiệm đối với lợn nghi bị bệnh. Tuân thủ các quy định về quản lý vận chuyển, kiểm dịch vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn. Trong trường hợp phát hiện, cần phải xử lý triệt để ổ dịch, tiêu hủy đàn lợn nhiễm bệnh. Kiểm soát nghiêm việc vận chuyển buôn bán lợn tại các cửa khẩu, chợ đầu mối, nếu chủ quan, lơ là thì hậu quả khi dịch bệnh xảy ra sẽ rất nặng nề, đe dọa ngành chăn nuôi, tăng trưởng của ngành nông nghiệp, ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống của người nông dân.

Quán triệt sự chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, đồng chí Phạm Văn Ca, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương trong tỉnh tích cực tuyên truyền về tình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi đang xảy ra tại một số nước và có nguy cơ lây lan vào Việt Nam. Các ngành chức năng, địa phương cần tập trung tiêu độc khử trùng tại vùng chăn nuôi của các hộ dân. Có phương án kiểm soát chặt chẽ những vùng hay xảy ra dịch bệnh trên đàn lợn. Lập các chốt kiểm soát tình hình vận chuyển lợn ra vào địa bàn, các chợ đầu mối. Thành lập các đoàn đi kiểm tra tại các trang trại, gia trại chăn nuôi lợn.

Ngoài ra, đồng chí Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh phê bình một số lãnh đạo ngành, địa phương không đến dự họp, vắng mặt không có lý do, đi họp không đúng thành phần, yêu cầu lãnh đạo các ngành, địa phương cần phải chấn chỉnh, thực hiện nghiêm túc quy chế của UBND tỉnh về chế độ họp.

Hội nghị trực tuyến triển khai công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi

Đăng lúc: 21/09/2018 (GMT+7)
100%

Sáng ngày 14/9, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng chính phủ Trịnh Đình Dũng chủ trì hội nghị trực tuyến triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh động vật vụ Thu Đông và ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam.

Đồng chí Phạm Văn Ca, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh dự hội nghị tại điểm cầu Thái Bình.

Dự hội nghị tại điểm cầu Thái Bình có đồng chí Phạm Văn Ca, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; lãnh đạo UBND các huyện, thành phố.

Theo thông tin của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE), từ cuối năm 2017 đến ngày 10/9/2018, đã có 17 quốc gia và vùng lãnh thổ báo cáo bệnh dịch tả lợn châu Phi (bệnh không lây nhiễm và gây bệnh ở người), với tổng số lợn buộc phải tiêu hủy là trên 500.000 con. Nguy cơ bệnh dịch tả lợn châu Phi từ nước ngoài xâm nhiễm vào nước ta thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc, nhất là tại các tỉnh biên giới phíaBắc và các tỉnh, thành phố khác có chăn nuôi lợn với số lượng lớn là rất cao.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các địa phương cần tập trung chỉ đạo để ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi vào Việt Nam. Trong đó, thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi, đặc biệt tích cực vệ sinh, sát trùng, tiêu độc tại các cơ sở, vùng chăn nuôi lợn, các phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi và vệ sinh cá nhân những người tham gia chăn nuôi. Tăng cường theo dõi, giám sát lâm sàng đối với các đàn lợn, kịp thời phát hiện, cách ly và lấy mẫu xét nghiệm đối với lợn nghi bị bệnh. Tuân thủ các quy định về quản lý vận chuyển, kiểm dịch vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn. Trong trường hợp phát hiện, cần phải xử lý triệt để ổ dịch, tiêu hủy đàn lợn nhiễm bệnh. Kiểm soát nghiêm việc vận chuyển buôn bán lợn tại các cửa khẩu, chợ đầu mối, nếu chủ quan, lơ là thì hậu quả khi dịch bệnh xảy ra sẽ rất nặng nề, đe dọa ngành chăn nuôi, tăng trưởng của ngành nông nghiệp, ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống của người nông dân.

Quán triệt sự chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, đồng chí Phạm Văn Ca, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương trong tỉnh tích cực tuyên truyền về tình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi đang xảy ra tại một số nước và có nguy cơ lây lan vào Việt Nam. Các ngành chức năng, địa phương cần tập trung tiêu độc khử trùng tại vùng chăn nuôi của các hộ dân. Có phương án kiểm soát chặt chẽ những vùng hay xảy ra dịch bệnh trên đàn lợn. Lập các chốt kiểm soát tình hình vận chuyển lợn ra vào địa bàn, các chợ đầu mối. Thành lập các đoàn đi kiểm tra tại các trang trại, gia trại chăn nuôi lợn.

Ngoài ra, đồng chí Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh phê bình một số lãnh đạo ngành, địa phương không đến dự họp, vắng mặt không có lý do, đi họp không đúng thành phần, yêu cầu lãnh đạo các ngành, địa phương cần phải chấn chỉnh, thực hiện nghiêm túc quy chế của UBND tỉnh về chế độ họp.

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT